Vitamin B giữ vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể. Biết được mức độ quan trọng của loại Vitamin này sẽ giúp chúng ta chú trọng hơn đến việc bổ sung sung đầy đủ đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của cơ thể.
Vitamin B có tác dụng gì?
Vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm các vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Vitamin B rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể (hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc). Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzym, protein điều tiết các phản ứng hóa học trong cơ thể, rất quan trọng trong chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác.
Một số vai trò cụ thể của vitamin B đối với sức khỏe bao gồm:
- Vì vitamin B có liên quan đến quá trình tạo máu và sự phát triển của tế bào nên có tác dụng giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Ngăn chặn bệnh tê phù beriberi do thiếu vitamin B1 gây nên.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tham gia chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
- Tham gia hỗ trợ quá trình sản xuất hormone.
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
- Tăng cường sức khỏe cho làn da lông và tóc.
Vai trò của từng loại vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B từng được cho là một loại vitamin duy nhất và thường được gọi chung là vitamin B. Nghiên cứu sau đó cho thấy là các vitamin khác biệt về mặt hóa học chúng thường có trong cùng một loại thực phẩm. Nhìn chung, các chất bổ sung chứa tất cả tám loại được gọi là vitamin B hỗn hợp. Các vitamin B riêng biệt có những tên gọi khác nhau gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Mỗi loại sẽ có những vai trò riêng nhất định.
Vitamin B1 (thiamine) có tác dụng gì?
Vitamin B1 hay còn được gọi là thiamine, là một loại vitamin có trong thực phẩm, và được sản xuất dưới dạng thực phẩm bổ sung và thuốc. Vitamin B1 có nhiều trong bột yến mạch, lanh, hạt hướng dương, gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen, măng tây, xoăn, súp lơ, khoai, cam, gan (bò, lợn và gà), trứng…
Vitamin B1 là một vitamin thống soái của hệ thần kinh mà nếu thiếu nó có thể gây tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, thiếu tập trung…, kích thích hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrate, tăng hoạt động của cơ bắp, tăng nuôi dưỡng thần kinh và tim.
Thiếu B1 sẽ gây bệnh phù beriberi – một căn bệnh ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Những người bị suy dinh dưỡng hoặc uống quá nhiều rượu thường có nguy cơ mắc bệnh beriberi cao.
Bạn cần bổ sung từ 1,1 đến 1,2 mg vitamin B1 cho cơ thể mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Vitamin B2 (riboflavin) có tác dụng gì?
Vitamin B2 hay riboflavin có vai trò tăng tạo hồng cầu, hỗ trợ các tế bào trong chức năng tạo năng lượng, tham gia hỗ trợ trong điều trị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng, sốt liên tục, các bệnh lý về đường ruột hay bị thương nặng… Hàm lượng vitamin B2 cần được bổ sung vào cơ thể mỗi ngày là từ 1,1 đến 1,3 mg.
Những thực phẩm giàu vitamin B2: các loại rau xanh đậm, thịt, chuối, táo, lê, hay các loại hạt ngũ cốc…
Vitamin B3 (niacin) có tác dụng gì?
Vitamin B3 còn được gọi là niacin giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Phụ nữ cần 14 mg và nam giới cần 16 mg vitamin B3 mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin B bao gồm các loại đậu, quả hạch, sữa, cá, bánh mì và thịt nạc. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vitamin B5 (axit pantothenic) có tác dụng gì?
Vitamin B5 hoặc axit pantothenic có tác dụng giúp sản xuất kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng. Vitamin B5 bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung vitamin B5 với hàm lượng khoảng 5 mg.
Vitamin này được tìm thấy trong các loại rau họ cải bắp như cải xoăn và bông cải xanh. Vitamin B5 cũng được tìm thấy trong khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa,…
Vitamin B6 có tác dụng gì?
Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong việc giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho con người.
Ngoài ra, vitamin B6 còn giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cung cấp đủ vitamin B6 giúp phát triển não bộ của trẻ.
Theo National Institutes of Health, nhu cầu vitamin B6 cần thiết hàng ngày là 1,3 mcg đối với người lớn. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo lức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, rau bina và cá hồi.
Vitamin B7 (biotin) có tác dụng gì?
Vitamin B7 hay còn được gọi với cái tên khác là biotin hoặc vitamin H, loại vitamin này tham gia vào sự sản xuất hormone, góp phần tham gia vào quá trình tiêu hóa protein và carbohydrate, cần thiết cho việc hình thành acid béo và glucose, làm tăng sản xuất kích thích tố.
Không những thế, Biotin còn là dưỡng chất quan trọng đối với tóc và móng. Biotin được sử dụng nhiều để tăng cường sức sống, sự khỏe mạnh, bóng mượt cho tóc và móng. 30 mcg là hàm lượng vitmain B7 mà cơ thể cần mỗi ngày để phát huy tối đa vai trò của nó.
Vitamin B7 có chứa nhiều trong gan, súp lơ, cá hồi, cà rốt, bột đậu nành, mầm lúa mì, ngũ cốc hay trứng…
Vitamin B9 (axit folic) có tác dụng gì?
Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic hoặc folic, loại vitmain này có vai trò giúp tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Theo National Institute of Health, người trưởng thành nên bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày. Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu.
Không những thế, acid folic còn làm trưởng thành tế bào hồng cầu thông qua việc tổng hợp purine, pyrimidines, đồng thời nó cũng tham gia trong sự phát triển methionine của hệ thần kinh bào thai. Thiếu acid folic bà bầu có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cao.
Tham khảo: Acid folic cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Vitamin B12 có tác dụng gì?
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc giúp các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, Vitamin B12 còn tham gia vào việc sửa chữa, tái tạo thần kinh ngoại biên.
Người trưởng thành cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa vitamin B12, vì vậy người ăn chay có thể bị thiếu hụt loại vitamin này. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên là cá và các sản phẩm từ thịt, men dinh dưỡng và ngũ cốc.
Như vậy có thể thấy vitamin nhóm B đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người, chúng không chỉ liên quan đến một cơ quan, bộ phận nào đó mà tác động đến cả hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin B cùng các dưỡng chất khác để giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.